Đăng ký nhãn hiệu hàng hóa là việc làm rất cần thiết đối với các doanh nghiệp để bảo vệ nhãn hiệu riêng của mình, đây cũng là bước quan trọng trong việc phát triển nhãn hiệu sản phẩm trong tương lai, nếu bạn muốn đăng ký nhãn hiệu độc quyền và bảo vệ những tài sản trí tuệ của mình hãy liên hệ ngay tới Oceanlaw!
1.Khái niện Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu ?
Là văn bằng bảo hộ đối với nhãn hiệu, chúng có hiệu lực từ ngày cấp đến hết 10 năm tính từ ngày nộp đơn hợp lệ và có thể được gia hạn liên tiếp nhiều lần, mỗi lần là 10 năm
2.Ai có quyền đăng ký nhãn hiệu?
Tổ chức hoặc cá nhân tiến hành các hoạt động sản xuất, kinh doanh hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu dùng cho các loại hàng hóa hoặc dịch vụ do mình sản xuất hoặc kinh doanh.
Tổ chức hoặc cá nhân khác tiến hành hoạt động thương mại hợp pháp có quyền nộp đơn xin đăng ký nhãn hiệu do mình đưa ra thị trường nhưng do người khác sản xuất với các điều kiện người sản xuất không sử dụng nhãn hiệu đó cho sản phẩm tương ứng và không phản đối vấn đề nộp đơn nói trên.
Đối với nhãn hiệu tập thể, quyền nộp đơn thuộc về tổ chức, cá nhân đại diện cho cả tập thể các cá nhân hoặc chủ thể khác cùng tuân theo các quy chế sử dụng nhãn hiệu tương ứng.
Quyền nộp đơn, kể cả đơn đã nộp, có thể được chuyển giao cho cá nhân hoặc chủ thể khác thông qua văn bản chuyển giao quyền nộp đơn đăng ký.
>>> Bảo hộ nhãn hiệu như thế nào?
3.Nhãn hiệu nào cũng được cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu?
Thực tế là không hẳn nhãn hiệu khi đăng ký cũng được cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu. Có nhừng trường hợp khi cá nhân hoặc tổ chức nộp đơn đăng ký cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tuy nhiên lại bị từ chối. Bao gồm các trường hợp sau:
Nếu nhãn hiệu không có khả năng thực hiện chứng năng phân biệt
Nếu nhãn hiệu đã thuộc quyền của người khác:
Trùng hoặc tương tự với những đối tượng đã thuộc quyền của người khác, gồm tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, kiểu dáng công nghiệp, quyền tác giả.
Trùng hoặc tương tự tới mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của người khác đã được đăng ký hoặc nộp đơn đăng ký sớm hơn, hoặc được coi là nổi tiếng hoặc được thừa nhận rộng rãi;
Trùng với tên riêng, biểu tượng, hình ảnh của Quốc gia, địa phương, doanh nhân, tổ chức của Việt Nam và nước ngoài (trừ trường hợp được phép của cơ quan hoặc cá nhân có thẩm quyền).
Mỗi một nhãn hiệu dùng cho 1 sản phẩm, dịch vụ nhất định chỉ thuộc về 1 chủ thể duy nhất – là người nộp đơn đăng ký đầu tiên. Vì thế, để tránh lãng phí công sức và tiền bạc, trước khi nộp đơn đăng ký, doanh nghiệp cần phải biết chắc rằng nhãn hiệu mà mình muốn đăng ký chưa thuộc về người khác hoặc chưa có người nào khác nộp đơn đăng ký. Những tổ chức, cá nhân nộp đơn có thể tự mình tra cứu thông tin về nhãn hiệu đã có chủ sở hữu hoặc đã được nộp đơn đăng ký từ nguồn:
Có thể sử dụng dịch vụ tra cứu thông tin của Cục Sở hữu trí tuệ, với điều kiện với người nộp tiền phí dịch vụ theo quy định của Bộ Tài chính.
Đăng bạ quốc gia và Đăng bạ quốc tế về nhãn hiệu hàng hóa (lưu giữ tại Cục Sở hưu trí tuệ)
Công báo Sở hữu Công nghiệp do Cục Sở hữu trí tuệ phát hành hàng tháng
Cơ sở dữ hiệu điện tử về nhãn hiệu hàng hóa công bố trên mạng Internet
Liên hệ tới công ty luật Oceanlaw để được các luật sư tư vấn và giải đáp những thắc mắc liên quan tới vấn đề đăng ký nhãn hiệu này.