Những điều cần biết về đăng ký thương hiệu sản phẩm

0

Đăng ký thương hiệu sản phẩm sẽ giúp các doanh nghiệp an tâm phát triển toàn diện giải pháp và phổ biến rộng rãi công nghệ đến những người tiêu dùng, tránh mua phải hàng nhái, hàng giả kém chất lượng ảnh hưởng tới uy tín, chất lượng công nghệ, cũng như tránh được những rủi ro cạnh tranh không lành mạnh. Đăng ký thương hiệu sản phẩm là việc làm cần thiết cho doanh nghiệp để bảo vệ nhãn hiệu riêng của mình, đây cũng là bước quan trọng trong quá trình phát triển nhãn hiệu trong tương lai.

1. Lý do đăng ký thương hiệu sản phẩm bị từ chối

  • Nhãn hiệu, thương hiệu sẽ bị từ chối đăng ký nếu không có khả năng thực hiện những chức năng phân biệt của thương hiệu. Thương hiệu sẽ bị từ chối đăng ký nếu chúng đã thuộc quyền của người khác: Trùng, tương tự tới mức gây hiểu nahamf với thương hiệu của người khác đã được đăng ký hay nộp đơn đăng ký sớm, hoặc được xem là nổi tiếng hoặc được thừa nhận ; Trùng hoặc tương tự với các đối tượng đã thuộc quyền của người khác, gồm có tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, có kiểu dáng công nghiệp, quyền tác giả. Trùng với những tên riêng, biểu tượng, hình ảnh của quốc gia, tên địa phương, danh nhân, tổ chức ở Việt Nam và nước ngoài (trừ những trường hợp được phép của cơ quan hoặc cá nhân có thẩm quyền).
  • Mỗi một nhãn hiệu sử dụng cho một hàng hóa, dịch vụ nhất định chỉ thuộc về 1 chủ thể duy nhất.

2. Tra cứu thương hiệu đã đăng ký

Để tránh việc đầu tư công sức và chi phí vô ích, trước khi nộp đơn đăng ký thương hiệu, doanh nghiệp cần biết chắc thương hiệu mà mình muốn đăng ký chưa thuộc về những người khác hoặc chưa có người nào khác nộp đơn đăng ký trước mình. Người nộp đơn đăng ký có thể tự tra cứu thông tin về các thương hiệu đã có chủ sở hữu hoặc đã được nộp đơn đăng ký từ nguồn sau đây:

  • Công báo Sở hữu công nghiệp của Cục Sở hữu trí tuệ phát hành hàng tháng;
  • Đăng bạ quốc gia và Đăng bạ quốc tế về thương hiệu;
  • Cơ sở dữ liệu điện tử liên quan tới nhãn hiệu công bố trên mạng;
  • Người nộp đơn có thể sử dụng dịch vụ tra cứu thông tin của Cục Sở hữu trí tuệ.
  • Sử dụng dịch vụ tra cứu thương hiệu của Oceanlaw

3. Hồ sơ đơn đăng ký nhãn hiệu, logo độc quyền:

  • Tờ khai yêu cầu cấp Giấy đăng ký nhãn hiệu gồm hai bản;
  • Quy chế sử dụng nhãn hiệu, trường hợp nhãn hiệu yêu cầu bảo hộ là nhãn hiệu tập thể, gồm 1 bản;
  • Mẫu nhãn hiệu, gồm 5 mẫu;
  • Tài liệu xác nhận về quyền nộp đơn hợp pháp, trường hợp người nộp đơn thụ hưởng quyền nộp đơn của người khác gồm 1 bản;
  • Giấy uỷ quyền, nếu có;
  • Bản sao đơn đầu tiên/ Giấy chứng nhận trưng bày triển lãm, trường hợp trong đơn có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên căn cứ theo Điều ước quốc tế, gồm 1 bản;
  • Tài liệu xác nhận về xuất xứ, giải thưởng, hay huy chương, nếu trên nhãn hiệu có chứa đựng những thông tin đó, gồm 1 bản;
  • Giấy phép của các cơ quan có thẩm quyền, nếu trên nhãn hiệu có sử dụng những biểu tượng, tên riêng, gồm 1 bản;
  • Chứng từ nộp phí nộp đơn, gồm 1 bản.

>>> Cách đăng ký logo độc quyền

4. Quá trình kiểm tra đơn đăng ký logo độc quyền:

  • Kiểm tra hình thức: Đơn yêu cầu cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cần được xét nghiệm hình thức nhằm xác định đơn có đáp ứng yêu cầu của đơn hợp lệ hay không.
  • Công bố đơn: đơn nhãn hiệu đã được công nhận là đơn hợp lệ hay không đều được Cục Sở hữu trí tuệ công bố ở Công báo Sở hữu công nghiệp.
  • Kiểm tra nội dung: Việc kiểm tra nội dung được tiến hành khi đơn đã được kiểm tra là đơn hợp lệ. Mục đích của việc kiểm tra nội dung đơn là để xác định đối tượng trong đơn có đáp ứng tiêu chuẩn bảo hộ mà luật pháp quy định không.
  • Cấp Giấy đăng ký nhãn hiệu và Đăng bạ: Căn cứ vào kết quả xét nghiệm nội dung, nếu đối tượng trong đơn đáp ứng các tiêu chuẩn bảo hộ, thì Cục Sở hữu trí tuệ thông báo tới cho Người nộp đơn kết quả xét nghiệm và yêu cầu việc nộp lệ phí đăng bạ, lệ phí cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu và lệ phí công bố.

Hãy liên hệ tới Hotline của Oceanlaw để được tư vấn thêm

Share.

About Author

Leave A Reply

Hỗ trợ trực tuyến
icon phone
Hotline: 0904 445 449 - 0962 547 449